Tổng quan về xe tự hành AGV ? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng

Trong thời đại của sự tiến bộ công nghệ, với khả năng tự động di chuyển và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau mà không cần sự can thiệp của con người, xe tự hành AGV đã và đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về sự tự động hoá. Như một bước tiến đột phá trong việc tự động hoá và tối ưu hoá quy trình sản xuất như vận hành, xe tự hành AGV đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn đối với các ngành công nghiệp và hệ thống vận tải.

Xe tự hành AGV là gì?

Xe tự hành AGV có tên tiếng Anh đầy đủ là Automation Guided Vehicle, là loại xe sử dụng công nghệ dẫn đường để tự động di chuyển nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu đến những địa điểm đã được đánh dấu sẵn mà không cần sự can thiệp của con người. Xe tự hành AGV còn được gọi với nhiều tên khác như Robot AGV, Robot vận chuyển hàng tự động. 

Xe tự hành AGV được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, như nhà kho thông minh (Smart Warehouse), dây chuyền sản xuất, bệnh viện và các cơ sở sản xuất khác. Chúng có thể được lập trình để thực hiện các tác vụ như vận chuyển hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác, sắp xếp hàng hóa, lấy và đặt hàng hóa, và nhiều tác vụ khác.

Xe tự hành AGV thường được trang bị các cảm biến và công nghệ điều khiển tự động để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển và thực hiện các tác vụ. Các cảm biến này bao gồm laser, máy ảnh, radar, và các cảm biến khác để phát hiện và tránh các vật cản trên đường đi.

Xe-tu-hanh-AGV-la-gi
Xe tự hành AGV là gì?

Phân loại xe tự hành AGV

Xe tự hành AGV được phân chia thành các loại chính là: Xe tự hành dạng đẩy, dạng nâng, dạng kéo, dạng chở. Thế nhưng tùy vào mục đích sử dụng của nhà máy mà doanh nghiệp có thể lựa chọn những dòng xe AGV phù hợp nhất. 

AGV dạng kéo: Xe AGV dạng kéo giống như các toa tàu. Chúng thực hiện nhiệm vụ kéo các thùng hàng phía sau. Các bộ phận của xe AGV dạng kéo được kết nối tự động thông qua móc kéo. Loại này được sử dụng chủ yếu trong việc vận chuyển các linh kiện điện tử, khung, vỏ xe tại các xưởng lắp ráp xe máy, ô tô.

– AGV dạng chở: Robot tự hành AGV dạng chở thực hiện di chuyển tự động đến các điểm đã được đánh dấu trước đó. AGV dạng chở thường được trang bị khay chứa để thuận tiện cho quá trình thực hiện nhiệm vụ. AGV dạng chở thường được dùng để chuyên chở sản phẩm hàng hóa gọn nhẹ, vật liệu ít cồng lềnh.

– AGV dạng nâng: AGV dạng nâng thực hiện nhiệm vụ chính là nâng sản phẩm, vật liệu, hàng hóa trên kệ hoặc sàn. Robot tự hành AGV dạng nâng có cấu trúc phức tạp. Do đó quy trình sửa chữa, bảo dưỡng cũng tốn kém hơn so với những loại xe tự hành khác.

AGV dạng đẩy: AGV dạng đẩy có tính linh hoạt cao, giá thấp. Do đó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.  

Phan-loai-xe-tu-hanh
Phân loại xe tự hành AGV

Cấu tạo của xe tự hành AGV

Bộ phận dò đường

Loại chạy không theo đường dẫn (Free Path Navigation)

Xe tự hành AGV có tính linh hoạt cao, được định vị vị trí thông qua các cảm biến quay hồi chuyển. Những cảm biến này có nhiệm vụ xác định hướng di chuyển cho xe tự hành AGV. 

Bên cạnh đó, AGV còn sử dụng các cảm biến Laser. Chúng được dùng để xác định những vật thể xung quanh trong quá trình di chuyển. Hoặc hệ thống định vị cục bộ phụ trách xác định tọa độ tức thời. Vì thế mà xe tự hành có thể di chuyển đến bất cứ vị trí nào trong phạm vi điều khiển. Chúng có thể tự động tìm kiếm đường đi ngắn nhất để tiết kiệm thời gian di chuyển. 

Loại chạy theo đường dẫn (Fixed Path Navigation)

Loại chạy theo đường dẫn bao gồm: băng từ, đường ray, vạch màu, đường dây từ…Nhờ đó mà dòng xe này sẽ di chuyển theo đường này để đi đến những vị trí đã được xác định trên bản đồ di chuyển. 

Loại xe này có đặc điểm chung là đường đi cố định. Nếu như muốn thay đường đi cần thiết lập lại hệ thống của đường dẫn. Nhưng trên thực tế, công nghệ điều khiển này có chi phí thấp hơn so với loại chạy không theo đường dẫn. Hệ thống cảm biến được trang bị cho máy này có thể là cảm biến kim loại, cảm biến quang hoặc cảm biến từ trường. 

Cảm biến phát hiện vật cản 

Xe tự hành AGV được trang bị các cảm biến phát hiện vật cản để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Các cảm biến này bao gồm nhiều loại như: cảm biến laser, cảm biến siêu âm, cảm biến quang…Tùy thuộc vào cấu hình của AGV mà sẽ sử dụng những loại cảm biến khác nhau. 

Các loại cảm biến có thể được mô tả như sau: 

  • Cảm biến siêu âm: Cảm biến siêu âm sử dụng sóng âm để phát hiện vật cản. Chúng gửi tín hiệu siêu âm và đo thời gian từ khi sóng phát đi đến khi sóng phản xạ quay trở lại. Dựa trên thời gian này, robot có thể tính toán khoảng cách từ nó đến vật cản. Cảm biến siêu âm thường có phạm vi hoạt động rộng và khá chính xác trong việc phát hiện các vật cản cứng như tường, người hoặc các vật thể cứng khác.
  • Cảm biến hồng ngoại: Cảm biến hồng ngoại sử dụng tia hồng ngoại để phát hiện vật cản. Chúng phát ra tia hồng ngoại và nhận tín hiệu phản xạ từ vật cản. Dựa trên mức độ phản xạ, robot có thể xác định sự hiện diện của vật cản và tính toán khoảng cách tương đối. Cảm biến hồng ngoại thường được sử dụng để phát hiện vật cản nhưng không phải làm việc tốt trong môi trường có ánh sáng mạnh hoặc vật cản có màu sắc tương đối gần với môi trường.
  • Cảm biến laser: Cảm biến laser sử dụng tia laser để quét môi trường và tạo ra một bản đồ 2D hoặc 3D. Dựa trên thông tin từ cảm biến laser, robot có thể xác định vị trí và hình dạng của các vật cản. Cảm biến laser thường có độ chính xác cao và phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu định vị và phát hiện chính xác vật cản.

Cảm biến va chạm của xe tự hành AGV

Cảm biến va chạm là một thành phần quan trọng trên xe tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) để phát hiện va chạm và ngăn chặn các va chạm không mong muốn. Cảm biến va chạm thường được sử dụng để giảm thiểu thiệt hại vật chất, đảm bảo an toàn và bảo vệ thiết bị và môi trường xung quanh. 

Drive và động cơ 

Dựa theo trọng tải hàng hóa thực hiện mà xe tự hành AGV sẽ được trang bị 1-2 Driver động cơ để hoạt động. Điều này có tác động trực tiếp đến công suất, dung lượng pin, điện áp động cơ trong cấu tạo Robot.

Cau-tao-xe-tu-hanh-AGV
Sơ đồ cấu tạo xe tự hành AGV

Thiết bị truyền và nhận dữ liệu

Thiết bị truyền và nhận dữ liệu của xe tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) bao gồm các thành phần sau:

– Trạm cơ sở (Base Station): Trạm cơ sở là một thiết bị tạo ra và quản lý mạng truyền thông không dây để giao tiếp với các xe tự hành AGV. Nó có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ liên lạc, gửi và nhận dữ liệu từ AGV. Trạm cơ sở thường được cài đặt tại các vị trí chiến lược trong khu vực hoạt động của AGV.

– Thiết bị thu phát RF (Radio Frequency): AGV thường sử dụng công nghệ truyền thông không dây RF để truyền và nhận dữ liệu. Thiết bị thu phát RF được cài đặt trên AGV để tạo ra và thu nhận các tín hiệu RF để giao tiếp với trạm cơ sở và các thiết bị khác trong mạng.

– Mạch điều khiển và bộ xử lý: AGV được trang bị mạch điều khiển và bộ xử lý để xử lý dữ liệu và thực hiện các nhiệm vụ điều khiển. Mạch điều khiển và bộ xử lý có thể bao gồm vi xử lý, vi mạch, vi điều khiển hoặc các thiết bị tương tự để xử lý và điều khiển dữ liệu truyền và nhận từ trạm cơ sở và các thiết bị khác.

– Các cảm biến và bộ truyền tín hiệu: AGV thường được trang bị các cảm biến như cảm biến tiệm cận, cảm biến hình ảnh, cảm biến vị trí hoặc cảm biến khác để thu thập thông tin về môi trường xung quanh. Các cảm biến này gửi tín hiệu về AGV thông qua các bộ truyền tín hiệu để xử lý và truyền dữ liệu đến mạch điều khiển.

– Giao diện và cổng kết nối: AGV có thể được trang bị các giao diện và cổng kết nối như cổng Ethernet, cổng USB, cổng RS232 hoặc RS485 để kết nối với các thiết bị ngoại vi, máy tính hoặc hệ thống quản lý AGV. Các giao diện và cổng này cho phép truyền và nhận dữ liệu qua cáp hoặc kết nối với các thiết bị ngoại vi khác.

Pin và sạc của xe

Pin và sạc của xe tự hành AGV có nhiều loại khác nhau. Có thể kể đến rất nhiều loại pin như: Lithium, Pin Lithium sắt Photphat – LIFE04, ắc quy khô, ắc quy chì axit.

Sạc cũng có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động của Robot là lựa chọn kiểu sạc tự động hay sạc bằng tay.

Bộ điều khiển trung tâm

Bộ điều khiển trung tâm được lập trình giúp điều khiển Robot tự hành chạy độc lập hoặc kết hợp với nhiều loại xe khác trong dây chuyền sản xuất hoặc nhà kho thông minh. Bên cạnh đó, bộ phận này còn có chức năng giúp xe chạy theo sự quản lý của trung tâm điều hành. 

Bộ phận kết nối xe hàng của xe tự hành AGV

Bộ phận kết nối xe hàng có thể được cài đặt để hoạt động tự động hoặc bằng tay theo đúng yêu cầu. 

Cảm biến vị trí

Cảm biến vị trí của xe tự hành AGV được dùng để xác định các điểm lấy hàng, điểm dừng, điểm trả hàng, điểm rẽ hoặc vị trí sạc pin. Ngoài ra, bộ phận này còn giúp trung tâm điều khiển có thể xác định chính xác vị trí của xe ở trên bản đồ di chuyển của phương tiện. 

Giao diện người dùng

Giao diện người dùng của xe tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) cung cấp một phương tiện để người dùng tương tác và điều khiển AGV. Các thành phần chính của giao diện người dùng bao gồm:

  • Màn hình: Một màn hình được cài đặt trên xe tự hành AGV để hiển thị thông tin cho người dùng. Màn hình có thể hiển thị các thông số về trạng thái của AGV, thông tin về vị trí hiện tại, dữ liệu sensor, lộ trình di chuyển, các lệnh điều khiển và các thông báo hoạt động.
  • Nút ấn và đèn báo: AGV có thể có các nút ấn và đèn cảnh báo để người dùng có thể thực hiện các lệnh điều khiển và nhận thông tin trạng thái. Các nút ấn có thể bao gồm nút bắt đầu, nút dừng, nút điều khiển hướng di chuyển hoặc các nút chức năng khác. Đèn báo sẽ thường được sử dụng để hiển thị trạng thái hoạt động như AGV đang hoạt động, đang dừng, gặp sự cố, hoặc cần chú ý từ người dùng.
  • Kết cấu cơ khí: AGV có thể có các kết cấu cơ khí như tay cầm, tay nắm hoặc nút bấm để người dùng có thể điều khiển vận hành của AGV. Ví dụ, người dùng có thể điều khiển AGV bằng cách di chuyển tay cầm hoặc tay nắm theo hướng mong muốn.

Hệ thống điều khiển xe tự hành AGV

Hệ thống Robot AGV bao gồm những thành phần quan trọng như sau:

  • Vehicle – Kết cấu khí của xe tự hành: Kết cấu chắc chắn giúp xe tự hành AGV có thể vận chuyển hàng hóa có trọng tải lớn. 
  • Software – Phần mềm máy chủ: Chức năng điều khiển giúp AGV vận hành suôn sẻ, linh hoạt, không tắc nghẽn giao thông, chỉ yêu cầu chuyển đổi của xe.
  • Bộ điều khiển trung tâm: Bộ điều khiển được lập trình để điều khiển xe chạy độc lập hoặc chạy theo sự quản lý của trung tâm điều hành. 
  • Giao tiếp không dây: giúp dễ dàng giao tiếp với hệ thống quản lý kho, hệ thống quản lý tài nguyên, hệ thống kiểm tra sản xuất.
  • User Interface – Giao diện người dùng: Giao diện người dùng thực hiện các nhiệm vụ như: quản lý báo động và liên lạc cho xe, quản lý báo cáo để phân tích và cải thiện hoạt động tổng thể. 
  • Pin/ bộ sạc – Pin/Bộ không kết nối: Các loại pin được sử dụng trong AGV bao gồm: Nguồn điện cảm ứng, Pin nhiên liệu, Axit chì ngập, Nicad, Lithium iot. 
  • Thiết bị truyền nhận dữ liệu: Thông qua hệ thống thu phát sóng từ xa, AGV sẽ truyền và nhận dữ liệu với trung tâm điều hành sản xuất. Thông qua hệ thống điều khiển xe AGV này, AGV sẽ nâng cao tính linh hoạt trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, người điều hành dễ dàng kiểm soát được tuyến làm việc, tình trạng xe. Các thiết ị truyền nhận dữ liệu bao gồm bộ thu phát sóng RF hoặc Wifi. 
  • Bộ phận kết nối xe hàng: Bộ phận này giúp kết nối với xe hàng, chúng có thể hoạt động tự động hoặc bằng tay. 

Xe tự hành AGV hoạt động bằng Pin và có một số cách để sạc pin như sau:

  • Trao đổi Pin: Khi mức pin giảm xuống một điểm nhất định thì xe tự hành AGV sẽ tự – động chuyển hướng di chuyển đến trạm thay thế pin
  • Sạc tự động: Khi mức pin giảm xuống tới một điểm nhất định thì xe tự hành AGV tự động chuyển hướng di chuyển đến trạm sạc pin.
He-thong-dieu-khien-xe-tu-hanh
Hệ thống điều khiển của xe tự hành AGV

Nguyên lý hoạt động của xe tự hành AGV

Xe tự hành AGV hoạt động thông qua một hệ thống tự động hóa và các công nghệ điều khiển để di chuyển và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Dưới đây là một quy trình tổng quan về cách một AGV hoạt động:

  • Lập trình và lập bản đồ: Trước khi hoạt động, AGV cần được lập trình và lập bản đồ môi trường làm việc của nó. Điều này bao gồm xác định các vị trí, đường đi, vùng cấm và các yêu cầu khác trong môi trường làm việc.
  • Phát hiện môi trường: AGV được trang bị các cảm biến để phát hiện và thu thập thông tin về môi trường xung quanh. Các cảm biến này bao gồm cảm biến siêu âm, cảm biến hồng ngoại, cảm biến tiệm cận, cảm biến lực… Các cảm biến sẽ giúp AGV xác định vị trí, hướng đi, chướng ngại vật và các yếu tố khác.
  • Xử lý dữ liệu và quyết định: Dữ liệu từ các cảm biến được gửi đến bộ xử lý của AGV để phân tích và đưa ra quyết định. Bộ xử lý sẽ xử lý thông tin về vị trí hiện tại, vị trí đích, đường đi tối ưu và các ràng buộc khác để quyết định hướng đi và các hành động cần thực hiện.
  • Điều khiển di chuyển: Sau khi đưa ra quyết định, AGV sử dụng hệ thống điều khiển để điều chỉnh tốc độ, hướng đi và quỹ đạo di chuyển. Hệ thống điều khiển này có thể sử dụng các phương pháp như điều khiển tuyến tính, điều khiển PID (Proportional-Integral-Derivative), điều khiển tối ưu, và nhiều phương pháp điều khiển khác.
  • Tương tác và truyền thông: Một số AGV có khả năng kết nối với mạng nội bộ hoặc hệ thống quản lý thông qua kết nối không dây hoặc cáp. Điều này cho phép AGV truyền tải dữ liệu và nhận lệnh điều khiển từ hệ thống quản lý hoặc từ người điều khiển.
  • Thực hiện nhiệm vụ: AGV thực hiện nhiệm đã được lập trình sẵn. Chẳng hạn như vận chuyển hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác trong nhà máy sản xuất, nâng hoặc bốc xếp hàng hóa trong kho. 
Nguyen-ly-hoat-dong-xe-tu-hanh
Nguyên lý hoạt động của xe tự hành

Lợi ích của xe tự hành AGV

AGV có thể hoạt động 24/7, giúp nâng cao năng suất lao động

Robot tự hành AGV có thể hoạt động liên tục và làm việc không biết mệt mỏi. Nó chỉ dừng hoạt động khi pin đã cạn hoặc gặp các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. Do đó, sử dụng AGV giúp tăng năng suất lao động một cách đáng kể. 

AGV thay thế nhân công, giảm chi phí lao động

Với một lao động bình thường, doanh nghiệp thường mất chi phí để chi trả lương và các phúc lợi khác như bảo hiểm, ăn uống, đi lại, tiền bảo hiểm, tiền tăng ca. Thế nhưng với AGV, chỉ cần một khoản đầu tư chi phí ban đầu, không cần thêm bất cứ khoản nào trong thời gian hoạt động về sau chúng vẫn có thể hoạt động hết công suất. 

Hầu hết các doanh nghiệp đã ứng dụng xe tự hành AGV trong quy trình sản xuất của mình cũng có khả năng hoàn vốn nhanh. Sau thời gian hoàn vốn, giá trị mà doanh nghiệp nhân được do Robot tự hành AGV mang lại được tính vào lợi nhuận thuần. 

Xe tự hành AGV đảm bảo an toàn lao động

Một trong các lợi ích của xe tự hành AGV là chúng có thể đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bởi một chiếc xe tự hành AGV sẽ được tích hợp cùng lúc nhiều loại cảm biến khác nhau. Bản chất là một chiếc xe tự di chuyển không cần con người, được dẫn đường theo hướng cố định nên được chú trọng đến tính an toàn. 

Đối với các thiết bị vận chuyển hàng hóa thông thường vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra tai nạn trong quá trình hoạt động. Một trong những nguyên nhân đó là người người điều khiển không tập trung, mệt mỏi, dễ gây ra tai nạn. Thế nhưng đối với xe tự hành AGV, sau khi hoạt động, chúng sẽ được cài đặt chế độ tự di chuyển về vị trí sạc pin. Như vậy có thể nói AGV đảm bảo độ an toàn từ đầu đến cuối trong quá trình làm nhiệm vụ. 

Ngoài ra, Robot tự hành AGV có thể hoạt động trong các môi trường khác nhau, không an toàn với con người. Ví dụ như môi trường có nhiệt độ quá cao, quá thấp hoặc xung quanh có nhiều vật liệu nguy hiểm. 

Việc đảm bảo an toàn trong môi trường làm việc và sản xuất đều góp phần làm giảm chi phí và thời gian lãng phí do ngừng hoạt động để xử lý sự cố. Nhờ vậy mà góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

AGV cải thiện chất lượng sản xuất

Việc thay thế con người bằng máy móc giúp doanh nghiệp loại bỏ những sai sót trong quá trình quá sản xuất sản phẩm. Bởi có thể quy trình làm việc chính xác nhưng người thực hiện không nghiêm túc trong quá trình làm việc thì vẫn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, như: sản phẩm bị lỗi, sản xuất dư thừa. 

Thế nhưng với máy móc lại không như vậy, chúng được lập trình chi tiết với những cải tiến về độ chính xác. Do vậy mọi thứ được kiểm soát bằng con số cụ thể. Máy móc hoạt động hết công suất sẽ giúp quy trình hoạt động trở nên năng suất, hiệu quả và chính xác hơn. Bằng cách tích hợp Robot tự hành AGV vào quy trình sản xuất hay hệ thống kho hàng, bạn dễ dàng hợp lý hóa quy trình vận chuyển sản phẩm, kiểm kho hay dự trữ vật liệu cho sản xuất. 

Loi-ich-xe-tu-hanh
Lợi ích của xe tự hành AGV

Tổng kết

AGV không những một biểu tượng của sự tiến bộ mà còn là một minh chứng rõ ràng cho khả năng không giới hạn của con người trong việc thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo. 

Xe tự hành AGV không chỉ giúp tăng cường hiệu quả sản xuất và giảm thiểu sai sót, mà còn đặt ra nền tảng cho sự đổi mới trong quy trình làm việc. Khả năng tích hợp trí tuệ nhân tạo và khả năng tự định vị giúp AGV thích ứng với môi trường thay đổi và đưa ra quyết định thông minh, mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. 

Tong-ket-xe-tu-hanh
Ứng dụng AGV vào nhà máy giúp doanh nghiệp tự động hoá quá trình vận chuyển hàng hoá trong nhà máy

Công ty cổ phần RTC Technology cung cấp các thiết bị trong lĩnh vực Machine Visioncác giải pháp tự động hóa, lập trình hệ thống, AGV, chế tạo máy. Các sản phẩm và dịch vụ này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng sản phẩm.

RTC cung cấp các giải pháp về xe tự hành AGV tổng thể để ứng dụng trong các bệnh viện, nhà máy sản xuất hoặc kho thông minh. Tùy theo nhu cầu của dự án, RTC sẽ cung cấp Robot tự hành AGV với những tính năng phù hợp nhất. 

Với 100% giải pháp được thiết kế và sản xuất bởi RTC – thương hiệu số 1 về lĩnh vực tự động hóa. Chúng tôi cam kết mang lại những sản phẩm về AGV chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Mọi thông tin xin liên hệ:

  • Điện thoại/zalo: 024 6654 6858 – +84 979 639 438
  • Email: info@rtc.edu.vn

XEM THÊM: 

>> Xe AGV băng từ là gì? Tính ưu việt và nguyên lý hoạt động

>> Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe AGV chui gầm

Bài viết liên quan

Giải pháp xe tự hành AGV trong nhà kho Logistics – Ưu điểm và ứng dụng

Nhà kho Logistics ngày nay không chỉ là nơi lưu trữ hàng hóa mà còn là trung tâm hoạt động quản lý và vận chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Để đáp ứng sự tăng trưởng và đa dạng hóa của ngành, việc áp dụng công nghệ và giải pháp hiện đại đã trở […]

Xem thêm

AMR là gì? Xu hướng phát triển của AMR trong tương lai

Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ đang mở ra những cánh cửa mới, đưa chúng ta vào một thế giới hiện đại, nơi mà Robot không chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, mà còn là hiện thực đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong số […]

Xem thêm

Xe tự hành AGV dạng kéo – Lợi ích và nguyên lý hoạt động

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, những đổi mới trong lĩnh vực Robot và tự động hoá đang mở ra những khả năng mới cho nhiều lĩnh vực, trong đó có cả ngành vận chuyển và Logistics. Sự kết hợp giữa sức mạnh của công nghệ […]

Xem thêm

Sự phát triển của AGV trong tương lai – Cuộc cách mạng về tự động hoá và hậu cần

Xe dẫn đường tự động (AGV) nhanh chóng trở thành phương tiện không thể thiếu trong hoạt động hậu cần. Tầm quan trọng của công nghệ AGV dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới nhờ những tiến bộ công nghệ và nhu cầu tự động hoá ngày càng tăng.  AGV thường được sử […]

Xem thêm

Autonomous Mobile Robots là gì? Phân loại và lợi ích

Khi nhắc đến việc tăng năng suất trong quá trình vận chuyển hàng hoá ở các nhà máy hoặc nhà kho thông minh, không thể không nhắc tới chu trình tự động hoá. Sử dụng Autonomous Mobile Robots (AMR) là một trong những cuộc cách mạng công nghệ sáng tạo nhất giúp các doanh nghiệp […]

Xem thêm