Quy trình triển khai chế tạo máy của công ty cổ phần RTC Technology Việt Nam

Trong bộ máy hoạt động của RTC Technology, mỗi một phòng ban hay bất kể cá nhân nào cũng cố gắng làm việc một cách chuyên nghiệp để có thể tạo đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng đưa ra, làm hài lòng khách hàng. Đây không chỉ là tôn chỉ trong cách hoạt động của chúng tôi mà nó còn là yếu tố giúp RTC đạt được những thành công nhất định.

Để làm được điều này, mỗi nhân sự của chúng tôi sẽ luôn chủ động tìm kiếm những phương pháp giải quyết linh hoạt trong phạm vi quyền hạn cho phép, không ngừng đổi mới, sáng tạo để mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. 

Khi triển khai bất cứ một dự án nào, đội ngũ của RTC cũng tuân theo một quy trình bài bản để công việc diễn ra chuyên nghiệp, hiệu quả. Quy trình lên dự án có thể được mô tả theo các bước như sau: 

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu chế tạo và lên kế hoạch triển khai

  • PM tiếp nhận yêu cầu triển khai dự án từ bộ phận kinh doanh, lưu trữ hợp đồng và các tài liệu liên quan lên Server theo quy định lưu trữ dữ liệu lên Server.
  • Bộ phận kỹ thuật lên kế hoạch triển khai dự án trên phần mềm nội bộ, trong đó chỉ định rõ các thành viên tham gia dự án, leader của dự án. 
Tiep-nhan-yeu-cau-va-trien-khai-ke-hoach
Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và lên kế hoạch triển khai

Bước 2: Lên bản thiết kế và hoàn thiện thiết kế

  • Sau khi đã nắm được những yêu cầu của dự án, đội ngũ thiết kế và kỹ sư sẽ phân tích yêu cầu và bắt đầu quá trình thiết kế sản phẩm. Quá trình này bao gồm việc lựa chọn vật liệu, thiết kế kỹ thuật, tạo mô hình 3D để đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng. 
  • Trong trường hợp khách hàng yêu cầu hoặc nhu cầu từ phía công ty muốn khách hàng Review thiết kế thì bộ phận kinh doanh gửi giải trình hoạt động chi tiết cho khách hàng kiểm tra và tổ chức họp trực tiếp/online với khách hàng. 
  • Bộ phận thiết kế hoàn thiện thiết kế trên phần mềm thiết kế, sau đó trình trưởng phòng kỹ thuật xem xét để thống nhất bản thiết kế cuối cùng. 
Thiet-ke-va-hoan-thien
Lên bản thiết kế và hoàn thiện thiết kế

Bước 3: Triển khai dự án

  • PM nhận thông tin các thiết bị từ BP kỹ thuật và tiến hành đặt hàng, theo dõi  tiến độ, báo cáo tiến độ hàng hóa, kiểm tra xem hàng hóa có đáp ứng theo kế hoạch dự án hay không. 
  • Bộ phận lắp ráp, team lập trình, team Vision, team phần mềm kết hợp với nhau để triển khai dự án. Trong quá trình lắp ráp, nếu có vấn đề về lỗi sản phẩm, gia công hay thiết kế thì báo lại cho PM, PM xác định nguyên nhân lỗi hoặc trao đổi với thiết kế để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp. 
Trien-khai-du-an
Triển khai dự án

Bước 4: Vận hành thử nghiệm tại RTC

  • Bộ phận kỹ thuật tiến hành vận hành chạy thử sản phẩm. Trong quá trình chạy thử, nếu có yêu cầu về liên quan đến cải tiến về chương trình, thiết kế thì bộ phận kỹ thuật cải tiến sửa đổi sao cho phù hợp. 
  • Trong trường hợp cần cải tiến theo yêu cầu của khách hàng, bộ phận kỹ thuật sẽ thiết kế bổ sung và lắp đặt, Update chương trình liên quan.
Van-hanh-va-thu-nghiem
Vận hành và chạy thử nghiệm sản phẩm 

Bước 5: Chuyển giao công nghệ và nghiệm thu

  • Nếu kết quả chạy thử nghiệm đạt yêu cầu, bộ phận kỹ thuật bàn giao các tài liệu liên quan dự án, Check Sheet, Spare part list hoặc bản vẽ nếu cần và ký biên bản bàn giao nghiệm thu máy với khách hàng. 
  • Bên cạnh đó, RTC sẽ cung cấp các dịch vụ sau bán như hướng dẫn sử dụng, bảo hành, bảo trì và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.
Chuyen-giao-cong-nghe-va-nghiem-thu
Chuyển giao công nghệ và tiến hành nghiệm thu

Bài viết liên quan

Bí quyết tăng gấp đôi năng suất nhờ giải pháp tự động hoá của RTC

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tự động hóa đã trở thành một yếu tố cốt lõi trong quá trình nâng cao hiệu suất và cạnh tranh của các nhà máy sản xuất.  Từ việc tối ưu hóa quy trình sản xuất đến cải thiện chất lượng […]

Xem thêm

Giải pháp quản lý kho bằng mã vạch giúp kiểm soát hàng hoá chính xác

Quản lý kho bằng mã vạch là một trong những phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất để kiểm soát và tối ưu hoá quá trình quản lý hàng tồn kho. Trong thời đại công nghệ ngày nay đã biến mã vạch từ một biểu tượng đơn giản thành một công cụ quản lý […]

Xem thêm

Ứng dụng của máy quét mã vạch trong các ngành

Máy quét mã vạch là một trong những công nghệ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả đã thay đổi cách chúng ta quản lý thông tin và thực hiện các tác vụ hàng ngày trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Từ việc mua sắm tại cửa hàng, quản lý hàng tồn kho, đến […]

Xem thêm

Băng tải con lăn là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Băng tải con lăn là một vật dụng không thể thiếu trong nhà máy để nâng đỡ và vận chuyển hàng hoá. Vậy khái niệm băng tải con lăn là gì và chúng hoạt động như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết thông qua bài viết.  Băng tải con lăn […]

Xem thêm

Camera thông minh là gì? So sánh Camera thông minh và Camera thường

Camera thông minh là một bước tiến đáng kể trong lĩnh vực công nghệ, mang lại sự tiện ích và hiệu quả trong việc giám sát, quản lý và tương tác với môi trường xung quanh. Khả năng kết hợp trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu hình ảnh đã giúp camera thông […]

Xem thêm