Hệ thống kho bãi ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Hiện nay, phần lớn các khu công nghiệp ở cả miền Bắc và miền Nam đều có hệ thống kho bãi sẵn sàng để đáp ứng cho nhu cầu lưu kho, vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên hệ thống kho bãi ở Việt Nam còn tồn tại rất nhiều vấn đề khiến cho việc lưu trữ hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Vậy thực trạng đó là gì và các giải pháp khắc phục ra sao. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết thông qua bài viết. 

Về hệ thống kho bãi ở Việt Nam hiện nay

Theo một báo cáo thực hiện bởi bộ công thương (BCT), hệ thống kho bãi ở Việt Nam được phân bổ và quy hoạch không đồng đều. Trong đó, phần lớn diện tích kho bãi đều tập trung ở các tỉnh thành phía Nam. Ngoài ra, thị trường Logistic ở khu vực phía Nam còn phát triển sôi động do có hệ thống cảng biển, cảng thủy, đường cao tốc được kết nối sâu rộng hơn.  Trong khi đó, kho bãi ở miền Bắc chỉ chiếm 30% diện tích. 

Bất chấp những biến động của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng kho bãi có xu hướng tăng trưởng liên tục. Nguyên nhân là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thúc đẩy hoạt động, nhu cầu mua bán của cá nhân cũng tăng. 

Một trong những thực trạng đáng lo ngại nhất trong hệ thống kho bãi ở Việt Nam là tình trạng thiếu kho bãi. Nguyên nhân là do nhu cầu thuê vẫn tăng mạnh nên mức cho thuê hiện nay khá cao. Kéo theo đó là tình trạng quỹ đất ngày càng khan hiếm, số lượng ít hơn. 

thực trạng kho bãi ở việt nam
Nhu cầu kho bãi ở Việt Nam có xu hướng tăng mạnh bất chấp mọi sự biến động của nền kinh tế

Nguyên nhân tình trạng hệ thống kho bãi ở Việt Nam

Thiếu kho bãi

Hiện nay, tình trạng thiếu kho bãi đang là một trong những vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam. Nguyên nhân là do giá đất ở các khu công nghiệp đang ở mức rất cao do nhu cầu thuê kho bãi tăng. Tình hình này càng trở nên căng thẳng khi vốn đất cho thuê tại các khu công nghiệp ngày càng khan hiếm. 

Cơ sở hạ tầng hạn chế

Việc phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của hệ thống kho bãi ở Việt Nam trong tương lai. 

Hệ thống kho bãi và cơ sở hạ tầng nên phát triển đồng bộ với nhau. Trong thời gian gần đây, chú trọng đầu tư công và phát triển cơ sở hạ tầng của Nhà Nước đã tạo điều kiện cho hệ thống kho bãi ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, đầu tư và nâng cấp đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không cũng là yếu tố thu hút đầu tư để phát triển dịch vụ kho bãi. 

Thiếu lao động có chuyên môn

Việc thiếu lao động có chuyên môn sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý kho bãi. Các khó khăn này bao gồm: 

  • Kiểm tra hàng hóa: Việc kiểm tra hàng hóa thường được ghi chép bằng sổ tay hoặc hệ thống File. Thế nhưng, việc này tốn rất nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót dữ liệu, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng hóa khác nhau. 
  • Kiểm soát tồn kho: Công việc kiểm soát hàng cần phải thực hiện thường xuyên để đảm bảo tính chính xác. Thời gian nhập liệu vào kho hệ thống thường được thực hiện theo chu kỳ là 3 tháng, 6 tháng.
  • Sắp xếp hàng hóa: Việc sắp xếp hàng hóa hệ thống giúp di chuyển và tìm kiếm hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Nếu sắp xếp hàng hóa không hợp lý sẽ cản trở đến quá trình xuất nhập kho của doanh nghiệp. 
Nguyen-nhan-tinh-trang-kho-bai-o-viet-nam
Việc quản lý kho bãi gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân viên có trình độ chuyên môn

Thương mại điện tử và công nghệ thông tin bùng nổ

Trong thời đại công nghệ thông tin 4.0, Internet đang có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua sắm trực tuyến thay vì mua hàng trực tiếp. Điều này giúp dễ dàng tiếp cận với những nguồn hàng thông qua các trang thương mại điện tử. 

Chính sự thay đổi trong thói quen này đã tác động rất lớn đến cách vận hành của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tăng cường sức cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử thì cần phải tăng chất lượng dịch vụ và vận chuyển để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Có thể nói, ngành dịch vụ kho bãi cũng sẽ được hưởng lợi từ sự thay đổi này. 

Mô hình nhà kho thông minh – Smart Warehouse

Nếu như trước đây, khi chưa có hệ thống quản lý bằng phần mềm công nghệ thì mọi công việc điều hành hệ thống phân phối đều được thực hiện thủ công thông qua giấy tờ. Điều này khá thụ động, thiếu kiểm soát, chi phí cao, năng suất thấp và lập kế hoạch không chính xác. Trong khi đó, bài toán của các doanh nghiệp cần giải là làm sao để đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất, giảm chi phí vận chuyển, kiểm soát hàng tồn kho dễ dàng, đồng thời cải thiện được chất lượng dịch vụ nhà kho. Chính vì vậy, doanh nghiệp thuộc phải tìm ra giải pháp trước khi bị bỏ lại trên đường đua để có được niềm tin của khách hàng. 

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các vấn đề của mô hình kho bãi truyền thống đã được giải quyết khi triển khai mô hình nhà kho thông minh (Smart Warehouse). Nhà kho thông minh ứng dụng nhiều công nghệ mới trong làn sóng chuyển đổi số 4.0: 

  • Công nghệ AI: Các thuật toán của AI có khả năng đề xuất các phương án sắp xếp kho hàng thông minh tối ưu theo vị trí và kích thước lô hàng. Công nghệ IoT, RFID được ứng dụng trong nhà kho thông minh để thực hiện các tác vụ liên quan đến việc nhập, xuất, kiểm tra hàng tự động thông qua các thiết bị đọc cầm tay, thẻ RFID, camera tích hợp AI…
  • Phần mềm quản lý kho hàng thông minh WMS: Phần mềm quản lý kho hàng giúp quản lý số lượng hàng hóa xuất-nhập-tồn kho một cách dễ dàng. Từ việc quản lý này, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch định hướng trong việc nhập hàng. 
  • Xe tự hành AGV: Xe tự hành AGV là loại xe không người lái được ứng dụng các giải pháp công nghệ dẫn đường nhằm phục vụ cho mục đích vận chuyển hàng hóa đến những địa điểm đã được đánh dấu sẵn. Vì vậy, vận chuyển hàng hóa tự động nhờ xe tự hành AGV có thể loại bỏ hoàn toàn sự can thiệp của con người. Bên cạnh đó, với khả năng hoạt động liên tục, bền bỉ sẽ rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển, tiết kiệm chi phí đầu tư cho các hệ thống vận chuyển cố định như băng chuyền, băng tải. Nhờ đó mà doanh nghiệp vừa có thể tiết kiệm chi phí, vừa mang lại giá trị lợi nhuận cao hơn. 
  • Robot: Robot có thể thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc đóng gói và bốc xếp hàng lên xuống Pallet một cách tự động. Các tác vụ này thay thế con người trong việc lấy hàng, đóng gói, vận chuyển hàng trong các nhà kho thông minh. 
  • Công nghệ Machine Vision: Công nghệ Machine Vision có thể xác định và nhận dạng các sản phẩm và đơn vị đóng gói bằng cách phân tích hình ảnh và so sánh với cơ sở dữ liệu. Điều này giúp tự động hóa quá trình kiểm tra hàng hóa kho nhập kho, xuất kho và quản lý tồn kho. Ngoài ra, Machine Vision có thể phát hiện những lỗi sản phẩm hoặc hỏng hóc trên sản phẩm bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn chất lượng đã được xác định trước đó. Nó có thể xử lý nhanh chóng việc kiểm tra hàng hóa trong số lượng hàng mà không cần sự can thiệp của con người. 
giai-phap-nha-kho-thong-minh
Giải pháp nhà kho thông minh Smart Warehouse giúp nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí trong quá trình vận hành

Tổng kết

Nội dung bài viết trên đã giúp bạn đọc nắm được về thực trạng hệ thống kho bãi ở Việt Nam. Với giải pháp nhà kho thông minh đã và đang có những đóng góp tích cực cho hệ thống kho. Do vậy, doanh nghiệp nên cân nhắc việc chuyển đổi mô hình quản lý kho để hoạt động hiệu quả hơn, tránh thất thoát và tăng hiệu quả kinh doanh.

Bài viết liên quan

Giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong nhà kho thông minh

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và thị trường ngày càng cạnh tranh, việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trở thành một yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp. Nhà kho thông minh, với khả năng tích hợp các công nghệ tiên tiến, đã và đang đóng vai trò […]

Xem thêm

Top 5 sản phẩm máy quét mã vạch cầm tay hữu ích của Newland AIDC

Trong kỷ nguyên số hóa ngày nay, việc quản lý thông tin và hàng hóa một cách nhanh chóng và chính xác là điều vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Máy quét mã vạch không dây đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc đáp ứng nhu cầu này. […]

Xem thêm

Giải pháp Smart Factory 4.0 – Chuyển đổi số cùng doanh nghiệp

Trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu ngày càng cao về hiệu quả sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Trước bối cảnh đó, giải pháp Smart Factory (nhà máy thông minh) ra đời như một […]

Xem thêm

OEE là gì? Cách tính hiệu suất thiết bị tổng thể cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành sản xuất hiện đại, việc tối ưu hóa hiệu suất thiết bị và quy trình sản xuất trở thành yếu tố then chốt để duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. OEE (Overall Equipment Effectiveness) là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp […]

Xem thêm

Giải pháp quản lý kho hàng thông minh bằng công nghệ RFID

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc quản lý kho hàng hiệu quả đóng vai trò then chốt trong việc duy trì chuỗi cung ứng mượt mà và tối ưu hoá hoạt động kinh doanh.  Với khả năng tự động hoá và cung cấp thông tin theo thời […]

Xem thêm