Cấu tạo của xe tự hành AGV bao gồm bộ phận nào?

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, xe tự hành AGV đã trở thành một phần không thể thiếu trong các quy trình sản xuất và vận chuyển hàng hóa tự động. Vậy cấu tạo của xe tự hành AGV bao gồm những bộ phận nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết thông qua bài viết. 

Cấu tạo của xe tự hành AGV

Bộ phận dò đường

Loại chạy không theo đường dẫn (Free Path Navigation)

Xe tự hành AGV có tính linh hoạt cao, được định vị vị trí thông qua các cảm biến quay hồi chuyển. Những cảm biến này có nhiệm vụ xác định hướng di chuyển cho xe tự hành AGV. 

Bên cạnh đó, AGV còn sử dụng các cảm biến Laser. Chúng được dùng để xác định những vật thể xung quanh trong quá trình di chuyển. Hoặc hệ thống định vị cục bộ phụ trách xác định tọa độ tức thời. Vì thế mà xe tự hành có thể di chuyển đến bất cứ vị trí nào trong phạm vi điều khiển. Chúng có thể tự động tìm kiếm đường đi ngắn nhất để tiết kiệm thời gian di chuyển. 

Loại chạy theo đường dẫn (Fixed Path Navigation)

Loại chạy theo đường dẫn bao gồm: băng từ, đường ray, vạch màu, đường dây từ…Nhờ đó mà dòng xe này sẽ di chuyển theo đường này để đi đến những vị trí đã được xác định trên bản đồ di chuyển. 

Loại xe này có đặc điểm chung là đường đi cố định. Nếu như muốn thay đường đi cần thiết lập lại hệ thống của đường dẫn. Nhưng trên thực tế, công nghệ điều khiển này có chi phí thấp hơn so với loại chạy không theo đường dẫn. Hệ thống cảm biến được trang bị cho máy này có thể là cảm biến kim loại, cảm biến quang hoặc cảm biến từ trường. 

cau-tao-cua-xe-tu-hanh-AGV
Cấu tạo của xe tự hành AGV

Cảm biến phát hiện vật cản 

Xe tự hành AGV được trang bị các cảm biến phát hiện vật cản để đảm bảo an toàn khi di chuyển. Các cảm biến này bao gồm nhiều loại như: cảm biến laser, cảm biến siêu âm, cảm biến quang…Tùy thuộc vào cấu hình của AGV mà sẽ sử dụng những loại cảm biến khác nhau. 

Các loại cảm biến có thể được mô tả như sau: 

  • Cảm biến siêu âm: Cảm biến siêu âm sử dụng sóng âm để phát hiện vật cản. Chúng gửi tín hiệu siêu âm và đo thời gian từ khi sóng phát đi đến khi sóng phản xạ quay trở lại. Dựa trên thời gian này, robot có thể tính toán khoảng cách từ nó đến vật cản. Cảm biến siêu âm thường có phạm vi hoạt động rộng và khá chính xác trong việc phát hiện các vật cản cứng như tường, người hoặc các vật thể cứng khác.
  • Cảm biến hồng ngoại: Cảm biến hồng ngoại sử dụng tia hồng ngoại để phát hiện vật cản. Chúng phát ra tia hồng ngoại và nhận tín hiệu phản xạ từ vật cản. Dựa trên mức độ phản xạ, robot có thể xác định sự hiện diện của vật cản và tính toán khoảng cách tương đối. Cảm biến hồng ngoại thường được sử dụng để phát hiện vật cản nhưng không phải làm việc tốt trong môi trường có ánh sáng mạnh hoặc vật cản có màu sắc tương đối gần với môi trường.
  • Cảm biến laser: Cảm biến laser sử dụng tia laser để quét môi trường và tạo ra một bản đồ 2D hoặc 3D. Dựa trên thông tin từ cảm biến laser, robot có thể xác định vị trí và hình dạng của các vật cản. Cảm biến laser thường có độ chính xác cao và phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu định vị và phát hiện chính xác vật cản.

Cảm biến va chạm của xe tự hành AGV

Cảm biến va chạm là một thành phần quan trọng trên xe tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) để phát hiện va chạm và ngăn chặn các va chạm không mong muốn. Cảm biến va chạm thường được sử dụng để giảm thiểu thiệt hại vật chất, đảm bảo an toàn và bảo vệ thiết bị và môi trường xung quanh. 

cau-tao-cua-xe-tu-hanh-AGV
Xe tự hành AGV được trang bị các cảm biến để tránh vật cảm trong quá trình di chuyển

Drive và động cơ 

Dựa theo trọng tải hàng hóa thực hiện mà xe tự hành AGV sẽ được trang bị 1-2 Driver động cơ để hoạt động. Điều này có tác động trực tiếp đến công suất, dung lượng pin, điện áp động cơ trong cấu tạo Robot.

Thiết bị truyền và nhận dữ liệu

Thiết bị truyền và nhận dữ liệu của xe tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) bao gồm các thành phần sau:

  • Trạm cơ sở (Base Station): Trạm cơ sở là một thiết bị tạo ra và quản lý mạng truyền thông không dây để giao tiếp với các xe tự hành AGV. Nó có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ liên lạc, gửi và nhận dữ liệu từ AGV. Trạm cơ sở thường được cài đặt tại các vị trí chiến lược trong khu vực hoạt động của AGV.
  • Thiết bị thu phát RF (Radio Frequency): AGV thường sử dụng công nghệ truyền thông không dây RF để truyền và nhận dữ liệu. Thiết bị thu phát RF được cài đặt trên AGV để tạo ra và thu nhận các tín hiệu RF để giao tiếp với trạm cơ sở và các thiết bị khác trong mạng.
  • Mạch điều khiển và bộ xử lý: AGV được trang bị mạch điều khiển và bộ xử lý để xử lý dữ liệu và thực hiện các nhiệm vụ điều khiển. Mạch điều khiển và bộ xử lý có thể bao gồm vi xử lý, vi mạch, vi điều khiển hoặc các thiết bị tương tự để xử lý và điều khiển dữ liệu truyền và nhận từ trạm cơ sở và các thiết bị khác.
  • Các cảm biến và bộ truyền tín hiệu: AGV thường được trang bị các cảm biến như cảm biến tiệm cận, cảm biến hình ảnh, cảm biến vị trí hoặc cảm biến khác để thu thập thông tin về môi trường xung quanh. Các cảm biến này gửi tín hiệu về AGV thông qua các bộ truyền tín hiệu để xử lý và truyền dữ liệu đến mạch điều khiển.
  • Giao diện và cổng kết nối: AGV có thể được trang bị các giao diện và cổng kết nối như cổng Ethernet, cổng USB, cổng RS-232 hoặc RS-485 để kết nối với các thiết bị ngoại vi, máy tính hoặc hệ thống quản lý AGV. Các giao diện và cổng này cho phép truyền và nhận dữ liệu qua cáp hoặc kết nối với các thiết bị ngoại vi khác.

Pin và sạc của xe

Pin và sạc của xe tự hành AGV có nhiều loại khác nhau. Có thể kể đến rất nhiều loại pin như: Lithium, Pin Lithium sắt Photphat – LIFE04, ắc quy khô, ắc quy chì axit.

Sạc cũng có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động của Robot là lựa chọn kiểu sạc tự động hay sạc bằng tay.

Bộ điều khiển trung tâm

Bộ điều khiển trung tâm được lập trình giúp điều khiển Robot tự hành chạy độc lập hoặc kết hợp với nhiều loại xe khác trong dây chuyền sản xuất hoặc nhà kho thông minh. Bên cạnh đó, bộ phận này còn có chức năng giúp xe chạy theo sự quản lý của trung tâm điều hành. 

Bộ phận kết nối xe hành của xe tự hành AGV

Bộ phận kết nối xe hàng có thể được cài đặt để hoạt động tự động hoặc bằng tay theo đúng yêu cầu. 

cau-tao-cua-xe-tu-hanh-AGV
Tùy vào mục đích sử dụng mà Robot tự hành AGV có thể đươc thiết kế theo những kích thước khác nhau

Cảm biến vị trí

Cảm biến vị trí của xe tự hành AGV được dùng để xác định các điểm lấy hàng, điểm dừng, điểm trả hàng, điểm rẽ hoặc vị trí sạc pin. Ngoài ra, bộ phận này còn giúp trung tâm điều khiển có thể xác định chính xác vị trí của xe ở trên bản đồ di chuyển của phương tiện. 

Giao diện người dùng

Giao diện người dùng của xe tự hành AGV (Automated Guided Vehicle) cung cấp một phương tiện để người dùng tương tác và điều khiển AGV. Các thành phần chính của giao diện người dùng bao gồm:

  • Màn hình: Một màn hình được cài đặt trên xe tự hành AGV để hiển thị thông tin cho người dùng. Màn hình có thể hiển thị các thông số về trạng thái của AGV, thông tin về vị trí hiện tại, dữ liệu sensor, lộ trình di chuyển, các lệnh điều khiển và các thông báo hoạt động.
  • Nút ấn và đèn báo: AGV có thể có các nút ấn và đèn báo để người dùng có thể thực hiện các lệnh điều khiển và nhận thông tin trạng thái. Các nút ấn có thể bao gồm nút bắt đầu, nút dừng, nút điều khiển hướng di chuyển hoặc các nút chức năng khác. Đèn báo sẽ thường được sử dụng để hiển thị trạng thái hoạt động như AGV đang hoạt động, đang dừng, gặp sự cố, hoặc cần chú ý từ người dùng.
  • Kết cấu cơ khí: AGV có thể có các kết cấu cơ khí như tay cầm, tay nắm hoặc nút bấm để người dùng có thể điều khiển vận hành của AGV. Ví dụ, người dùng có thể điều khiển AGV bằng cách di chuyển tay cầm hoặc tay nắm theo hướng mong muốn.

Tổng kết

Nhìn chung, cấu tạo của xe tự hành AGV không quá phức tạp. Thế nhưng để sản xuất được một Robot tự hành AGV đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm.

Công ty cổ phần RTC Technology cung cấp các thiết bị trong lĩnh vực Machine Visioncác giải pháp tự động hóa, lập trình hệ thống, AGVchế tạo máy. Các sản phẩm và dịch vụ này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng sản phẩm.

RTC cung cấp các giải pháp về xe tự hành AGV tổng thể để ứng dụng trong các bệnh viện, nhà máy sản xuất hoặc kho thông minh. Tùy theo nhu cầu của dự án, RTC sẽ cung cấp Robot tự hành AGV với những tính năng phù hợp nhất. 

Với 100% giải pháp được thiết kế và sản xuất bởi RTC – thương hiệu số 1 về lĩnh vực tự động hóa. Chúng tôi cam kết mang lại những sản phẩm về AGV chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Mọi thông tin xin liên hệ:

  • Điện thoại/zalo: 024 6654 6858 – +84 979 639 438
  • Email: info@rtc.edu.vn

XEM THÊM:

>> Ứng dụng của xe tự hành AGV trong nhà kho thông minh

>> AGV là gì? Phân loại xe tự hành AGV và đặc điểm

Bài viết liên quan

Hệ thống AGV/AMR – Giải pháp vận hàng hoá trong nhà kho

Hệ thống AGV/AMR (Automated Guided Vehicle/Autonomous Mobile Robot) đang nhanh chóng trở thành công nghệ cốt lõi trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mang lại sự chuyển đổi mạnh mẽ trong các lĩnh vực sản xuất, logistics, và quản lý kho bãi. Với khả năng tự động hóa các quy trình vận chuyển và […]

Xem thêm

Giải pháp xe tự hành AGV trong nhà kho Logistics – Ưu điểm và ứng dụng

Nhà kho Logistics ngày nay không chỉ là nơi lưu trữ hàng hóa mà còn là trung tâm hoạt động quản lý và vận chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Để đáp ứng sự tăng trưởng và đa dạng hóa của ngành, việc áp dụng công nghệ và giải pháp hiện đại đã trở […]

Xem thêm

AMR là gì? Xu hướng phát triển của AMR trong tương lai

Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ đang mở ra những cánh cửa mới, đưa chúng ta vào một thế giới hiện đại, nơi mà Robot không chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, mà còn là hiện thực đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong số […]

Xem thêm

Xe tự hành AGV dạng kéo – Lợi ích và nguyên lý hoạt động

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, những đổi mới trong lĩnh vực Robot và tự động hoá đang mở ra những khả năng mới cho nhiều lĩnh vực, trong đó có cả ngành vận chuyển và Logistics. Sự kết hợp giữa sức mạnh của công nghệ […]

Xem thêm

Sự phát triển của AGV trong tương lai – Cuộc cách mạng về tự động hoá và hậu cần

Xe dẫn đường tự động (AGV) nhanh chóng trở thành phương tiện không thể thiếu trong hoạt động hậu cần. Tầm quan trọng của công nghệ AGV dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới nhờ những tiến bộ công nghệ và nhu cầu tự động hoá ngày càng tăng.  AGV thường được sử […]

Xem thêm